Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Vũ Mạnh Tuấn (Thái Bình)

Rối loạn tiền đình ngoại biên là rối loạn chức năng của các cấu trúc ở tai trong (chỗ của các ống bán khuyên) hoặc của dây thần kinh số 8.

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.

Tuy nhiên, nhiều người bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng...

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do rượu, do dùng các thuốc gây tổn thương tiền đình như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau...

BS. Nguyễn Thanh Sơn

Lách to có nguy hiểm?Lách to có nguy hiểm?U mỡ vùng đầu chữa thế nào?U mỡ vùng đầu chữa thế nào?Ngăn ngừa rối loạn tâm lý ở người cao tuổiNgăn ngừa rối loạn tâm lý ở người cao tuổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét